Sử dụng xe côn tay đòi hỏi người lái phải có một số kỹ năng cơ bản. Điều này giúp tăng hiệu quả sử dụng xe cũng như giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.
So với xe số hay xe tay ga, điểm khác biệt giúp xe côn tay được người dùng lựa chọn là khả năng làm chủ sức mạnh của chiếc xe. Thông qua thao tác sử dụng tay côn và hộp số, người lái có khả năng làm chủ cao hơn.
Tuy nhiên, những người chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng xe côn tay thường mắc một số sai lầm. Có thể khiến bộ nồi (ly hợp) nhanh hỏng và việc lái xe gặp nguy hiểm.
Rà tay côn liên tục
Khi bóp tay côn, các lá thép và lá bố bên trong bộ nồi sẽ tách rời khỏi nhau và ngắt truyền động. Còn khi nhả côn, lá thép và lá bố dần ma sát. Rồi tiếp xúc và dính chặt với nhau để truyền chuyển động xoay từ trục khuỷu đến trục của hộp số. Khi người lái gài số, bánh sau sẽ được kéo và quay thông qua bộ nhông sên dĩa.
Rà tay côn liên tục là hành vi người lái không nhả hết côn. Mà bóp giữ một lực kéo dài trong suốt quá trình chạy xe trên đường. Việc này khác với thao tác giữ côn một thời gian ngắn khi bắt đầu đề-pa di chuyển. Hoặc lúc chuẩn bị ngừng lại để xe không bị tắt máy.
Hiện tượng này được gọi là bị cháy nồi khiến cảm giác khi bóp tay côn không còn tự nhiên. Lúc này, người dùng cần mua bộ lá thép và lá bố mới thay thế để khắc phục.Khi rà côn liên tục, các lá thép và lá bố bên trong bộ nồi không tách rời hay tiếp xúc hoàn toàn. Mà chúng sẽ trượt ma sát với nhau. Về lâu dài lớp bố bị mài mòn nhanh chóng, giảm khả năng làm việc. Từ đó dẫn đến lá bố và lá thép không thể bám vào nhau hoàn toàn. Điều này làm giảm hiệu suất truyền động từ động cơ đến hộp số. Khiến xe bị ì và chạy yếu.
Cắt côn khi đang phanh, đi xuống đèo dốc
Theo phản xạ tự nhiên, người lái thường bóp hết côn cùng lúc khi bóp phanh để dừng xe. Điều này một phần xuất phát từ tâm lý muốn tránh để động cơ bị tắt khi xe dừng hẳn. Một phần vì ý nghĩ ngắt ly hợp sẽ giúp việc phanh xe hiệu quả hơn.
Thực tế mọi việc lại không như vậy. Khi bóp côn đồng thời với thao tác bóp và đạp phanh, xe sẽ không sử dụng được lực hãm tốc từ động cơ. Mà chỉ giảm tốc bằng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường. Từ đó khiến hiệu quả phanh sẽ kém hơn và quãng đường phanh dài hơn. Dẫn đến mất an toàn khi lưu thông trên đường.
Tương tự, trường hợp đi xuống đèo dốc người lái xe côn được khuyến cáo không cắt côn. Lúc này, nếu không có động cơ hỗ trợ hãm xe lại thì hệ thống phanh sẽ phải làm việc liên tục. Có thể dẫn đến quá nhiệt và mất phanh rất nguy hiểm. Khi đổ đèo hoặc xuống dốc, nên chọn cấp số thấp phù hợp (số 2 hoặc 3). Để duy trì vận tốc an toàn mà vẫn không cần sử dụng nhiều đến phanh.Thao tác phanh tốt nhất đối với xe côn tay là không rà côn hoặc âm trong lúc xe đang giảm tốc. Chỉ sử dụng tay côn nếu muốn về số thấp nhằm tận dụng thêm lực hãm của động cơ để giảm tốc. Đến khi xe dừng lại hẳn mới bóp côn để giữ cho xe không bị tắt máy.
Bóp côn hoặc chuyển số lúc vào cua
Trong quá trình vào cua của xe 2 bánh nói chung. Bánh sau đóng vai trò cung cấp sức kéo và duy trì độ bám với mặt đường. Nên xe đang di chuyển trong cua mà người lái cắt côn hoặc bóp côn để chuyển số sẽ khiến bánh sau quay trơn theo quán tính.
Độ bám giảm kết hợp cùng lực ly tâm có thể làm xe bị trượt và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Điều này càng dễ xảy ra khi gặp điều kiện mặt đường xấu như cát, đất hay đường ướt do trời mưa.
Để không gặp nguy hiểm khi vào cua với xe côn tay. Người lái tuyệt đối không cắt côn lúc xe đang di chuyển trong cua. Thao tác sang số nên thực hiện trước và sau cua. Cụ thể là về số thấp giảm tốc để chuẩn bị vào cua và lên số cao tăng tốc khi đã thoát cua. Trong cua chỉ sử dụng phanh và ga để giữ xe ở tốc độ phù hợp.
Tóm lại, cách khắc phục cả 3 lỗi sai kể trên là người lái xe côn tay cần tập thói quen nắm tròn các ngón tay vào ghi-đông. Chỉ chạm đến tay côn cần vào những lúc cần sử dụng như chuyển số, bắt đầu đề-pa hay giữ côn khi đi tốc độ chậm.
Nếu cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc, liên hệ với chúng tôi qua Holine: 0844595222.